Người mua xe ô tô trả góp có thể yêu cầu ngân hàng hoàn trả lại đăng ký xe bản gốc để có thể tham gia giao thông hợp pháp, tránh bị xử phạt. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về quy định xe trả góp không mang theo giấy tờ gốc sẽ bị xử lý vi phạm ngay nhé.
Cụ thể là tại Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có quy định rõ điều kiện của ngừi lái xe khi tham gia điều khiển phương tiện thì cần phải mang theo đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới được quy định tại Điều 59 của Luật này
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới có tại quy định Điều 55 của Luật này
- Giấy chứng nhận bảo hiệm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện xe cơ giới
Mặt khác thì tại Điều 20a của Nghị định 163/2006/NĐ-CP vào ngày 29/12/1006 về giao dịch bảo đảm đã được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 cũng đã có quy định rõ: “Trong trường hợp nếu tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc các phương tiện giao thông được quy định tại Điều 7a của Nghị đính này thì bên thế chấp cần phải giữ bản chính của Giấy chứng nhận sở hữu tàu bày, Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu biển Việt Bam cũng như Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Theo đó, tại Điều 7a của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi và bổ sung cũng đã có quy định về các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các phương tiện thủy nội bộ và các phương tiện giao thông đường sắt.
Như vậy thì khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần bắt buộc phải mang theo các loại giấy tờ đã được quy định tại Điều 58 của Luật giao thông đường bộ. Đối với trường hợp có giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp sẽ là bên giữ bản chính của Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực. Do đó mà nếu bị kiểm tra mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không xuất trình được Giấy đăng ký xe thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Tại Nghị định này cũng có quy định rõ: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xe mô tô, xe gắn máy, hay các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi không mang theo Giấy đăng ký xe thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 80.000 – 120.000 đồng”. “Đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự như xe ô tô khi không mang theo Giấy đăng ký xe có thể bị xử phạt hành chính từ 200.000 – 400.000 đồng”.
Khẳng định việc xử phạt như trên là hoàn toàn chính xác. Gần đây thì lực lượng công an các địa phương cùng với Cục CSGT (Bộ Công an) đã có văn bản số 2916/C67 – P9 ngày 31/5/2017 với nội dung như sau: “ Đối với những phương tiện tham gia giao thông thế chấp ngân hàng khi tham gia giao thông thì bên thế chấp (là người mua xe) được quyền giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thòi hạn hợp đồng có hiệu lực theo đúng như quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo, cùng với đó là công văn số 3851/NHNH-PC ngày 24/5/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
Đồng thời trong ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có văn bản số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 đã quy cầu các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc theo các quy định về thế chấp tài sản, nhất là đối với phương tiện giao thông. Cụ thể là khách hàng giữ bản chính của Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article. https://www.binance.com/tr/register?ref=W0BCQMF1