Những nguyên tắc cần nắm rõ trước khi khởi động xe ô tô

Nhằm đảm bảo an toàn khi lái xe trên mọi cung đường, các bác tài cần tìm hiểu những nguyên tắc cần nắm rõ trước khi khởi động xe như tư thế ngồi lái, kiểm tra hệ thống phanh xe… Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về những nguyên tắc cần nắm rõ trước khi khởi động xe ô tô là gì nhé.

Dành cho lái mới: Những nguyên tắc cần nhớ trước khi khởi động ô tô

Khi ngồi lên bất cứ một chiếc xe nào thì việc đầu tiên cần phải làm chính là làm quen với các vị trí trên xe.

Đảm bảo an toàn luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi tham gia giao tohong. Việc nắm vững những nguyên tắc lái xe như tư thế ngồi lái, kiểm tra hệ thống phanh… là những nguyên tắc cơ bản nhất khi thực hiện việc lái xe, giúp các bác tài có cái nhìn tổng quan nhất về chiếc xe của mình.

Vì vậy, trước mỗi hành trình với chiếc xe của mình, các lái xe nên nắm vững một số những nguyên tắc sau để đảm bảo di chuyển an toàn nhé.

Làm quen với các thao tác trên xe

Khi ngồi lên bất cứ một chiếc xe nào thì việc đầu tiên các bác nên làm là làm quen với các vị trí trên xe. Và đồng thời thực hiện các thao tác như con, ga, phanh, cần số, phanh tay,… khi xe chưa chạy. Điều này sẽ giúp cho các lái xe nhớ chính xác các vị trí trên xe và thực hiện các thao tác một cách chính xác nhất.

Tiếp theo đó là thực hiện việc chỉnh ghế ngồi sao cho phù hợp, chỉnh vô lăng, gương chiếu hậu sao cho tư thế ngồi lái, đặt tay vô lăng xe và góc quan sát qua gương chiếu hậu được tốt nhất. Nhiều bác tài hay lầm tưởng rằng tư thế ngồi khi điều khiển xe không quan trọng, miễn sao là ngồi cảm thấy thoải mái khi lái xe là được. Nhưng thực tế thì tư thế ngồi lái xe cũng cần phải tuân thủ theo những quy tắc an toàn.

Việc chọn cho mình một tư thế ngồi lái đúng cách sẽ giúp làm giảm đi áp lực ở lưng và giúp cho người điều khiển xe không bị mỏi trong những chuyến hành trình dài. Trước tiên thì cần phải điều chỉnh ghế ngồi theo chiều cao và theo độ nghiêng. Dó đó, hãy đặt chân phải lên bàn đạp phanh, chân trái đặt lên cần số (nếu sử dụng xe số tự động thì hãy đặt chân trái lên kệ đặc biệt). Và đẩy ghế về phía trước là các bác tài sẽ gấp đầu gối đúng cách.

Sau đó thì sẽ điều chỉnh góc lưng ghế, khi cố gắng duỗi thẳng chân ra thì các lái xe nên đạp mạnh hết vào chân ohanh. Cơ thể lúc này không nên đi chuyển lên phía sau ghế ngồi. Cơ thể các bác tài xế không ngã ra phía trước hoặc phía sau thì mới là tư thế ngồi đúng.

Cuối cùng là tìm cho mình một vị trí hợp giữa lái xe và vô lăng xe. Khoảng cách đúng và chính xác nhất là khi duỗi thẳng cánh tay ra, cổ tay sẽ chạm vào điểm trên cùng của vô lăng.

Kiểm tra hệ thống phanh xe

Hệ thống phanh xe luôn là một trong những bộ phận rất quan trọng, bộ phamnj này giúp đảm bảo cho xe luôn vận hành một cách ổn định và an toàn nhất. Chính vì thế mà các lái xe cần phải kiểm tra phanh xe thật kỹ càng và thường xuyên. Trước khi nổ máy xe, hãy đạp vào chân phanh khoảng từ 3 – 5 lần để kiểm tra.

Hãy luôn chủ động đi bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống phanh

Nếu chân phanh cứng lại hoặc đứng yên thì rất có thể hệ thống trợ lực phanh vẫn còn hoạt động tốt. Khi bắt đầu nổ máy thì chân phanh sẽ phải từ từ hạ xuống bị trí ban đầu chứ không đứng yên ở vị trí đó.

Và ngược lại, nếu khi nổ máy xe mà đạp chân phanh thấy hẫng và muốn nhấn vào nhiêu lần cũng được thì có thể là hệ thống trợ lực chân không đã bị mất tác dụng

Lúc này để đảm bảo an toàn thì các lái xe nên gọi thợ sửa đến kiểm tra tại chỗ hoặc có thể gọi xe cứu hộ. Đừng di chuyển xe trên đường vì điều này rất nguy hiểm.

Đây cũng là một trong những cách để kiểm tra hệ thóng phanh xe khá thuận tiện và dễ dàng cho những bác tài có ít kinh nghiệm. Nếu phanh xe đang gặp vấn đề sẽ xuất hiện những tiếng kêu như: tiếng rít hay cót két, xe nghiêng sang một bên khi phanh, hoặc có vết rò rỉ dầu phanh bên trong…

Hãy chủ động đưa xe đ bảo dưỡng cũng như kiểm tra hệ thống phanh thường xuyên khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên. Ngoài ra, các lái xe cũng nên theo dõi tình trạng của má phanh xe và ống dẫn dầu phanh thường xuyên. Chỉ một vết nứt nhẹ cũng có thể làm cho dầu phanh bị rod rỉ ra bên ngoài, khiến các bác tài không phanh được xe gây nguy hiểm.

Khi không ga thì nên đạp phanh xe

Khi xe đang di chuyển nhưng không cần thêm ga để tăng tốc, các lái xe nên để hờ mũi chân phải lên trên bàn đạp phanh để đảm bảo an toàn.

Để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh khi xe không tăng tốc

Điều này sẽ góp phần giúp các lái xe phản ứng nhanh chóng và kịp thời với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, đồng thời giúp làm giảm nguy cơ đạp nhầm chân ga.

Trên đây là những nguyên tắc cần nắm rõ trước khi khởi động xe ô tô. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi phần nào cung cấp thêm kiến thức bổ ích đến quý khách khi tham gia giao thông, tránh xảy ra những trường hợp không đáng có.

Quý khách hàng có nhu cầu mua các dòng xe đầu kéo – xe tải – các dòng xe chuyên dụng – xe khách – máy công trình mới 100% hoặc các dòng xe cũ đã qua sử dụng có xuất xứ từ Nhật – Hàn – Trung Quốc – Mỹ – Nga – Ấn Độ – Châu Âu – Thái Lan… thì hãy đến ngay với Siêu Thị Ô Tô An Sương.

Với các chính sách hỗ trợ khách hàng của Công ty Ô Tô An Sương

Siêu thị xe tải ÔTô An Sương xe tải mới, xe tải cũ, xe ben mới, xe ben cũ, xe chuyên dùng, đầu kéo mới, xe đầu kéo cũ qua sử dụng, Rơ mooc mới, Rơ mooc cũ. Dịch vụ trao đổi xe cũ lấy xe mới

Bao 100% thủ tục giấy tờ mua xe trả góp trong 48h, tư vấn tận nơi, giao xe tận nơi!  ‘’ Chìa Khóa Trao Tay’’

  • Bán trả góp xe mới và xe cũ trên toàn quốc, Cho vay 80-95% giá trị xe ( chỉ trả trước 5-20%) tùy chọn, thời gian 6 -72 tháng ( tùy chọn), bao thủ tục mua trả góp cho khách hàng trong 48H, giao xe tận nơi, tư vấn tận nơi.
  • PHƯƠNG CHÂM: CHÌA KHÓA TRAO TAY

Để biết thêm chi tiết quý khách hãy đến với Siêu Thị Ô Tô An Sương 0932.066.607  là nhà phân phối sản phẩm để được tư vấn Chuyên Tâm cho Quý Khách.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *